Ở Việt Nam, cứ 100 người đi khám bệnh thì có khoảng 95% bị bệnh viêm loét dạ dày. Và một nửa trong số này đang thờ ơ với bệnh. Sự lo lắng về tiền bạc, cuộc sống hiện đại bận rộn, tình trạng ăn uống thất thượng là những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, xin đừng thờ ơ bởi đây có thể là “ thủ phạm” gây tử vong ở người. Hãy cùng http://thuoctieuhoa.com/ tìm hiểu về căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này.
Trên thế giới, số bệnh nhân bị mắc các bệnh về dạ dày chiếm khoảng từ 5%-10% trong tổng dân số và ở nước ta, con số bị bệnh này đã lên đến 7%. Viêm loét dạ dày mạn tính khá phổ biến và chiếm tới 31%-64% ở cả nam giới và nữ giới, phổ biến nhất là ở lứa tuổi từ 40-49 tuổi. Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chính là do vi khuẩn HP.
Mục Lục Bài Viết
Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là hiệu ứng do dạ dày bị tổn thương bên trong bởi lớp niêm mạc bảo vệ bị loét, hoại tử dẫn đến đau bụng hoặc xuất huyết dạ dày.
Theo các chuyên gia, viêm loét dạ dày tá tràng không quá nguy hiểm nhưng biến chứng viêm loét dạ dày lại rất nguy hiểm. Đây là căn bệnh có thể gây tử vọng bởi xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Chính Helicobacter Pylori hiện diện trong viêm loét dạ dày
Năm 1998, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) hiện diện trong viêm mạc dạ dày và dịch vị của người. Đây chính là nguyên nhân, thủ phạm đầu tiên gây nên bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí, một số tác giả còn cho rằng, vi trùng này là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày.
Có tới 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là vi khuẩn ở dạng xoắn chữ S, khi đi vào cơ thể sẽ tiết ra lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiết ra các chất lích thích để khiến lượng acid trong dạ dày dư thừa nhiều hơn. Những tế bào bị tổn thương lâu ngày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Điều đáng nói là vi khuẩn này có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc với các dụng cụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày…
Yếu tố căng thẳng thần kinh
Giới Y khoa đều công nhận rằng, căng thẳng thần kinh quá mức, những stress trong công việc, sự cố tình cảm hoặc lo ân cũng đều khiến thành phân acid chlohydric tăng cao, làm phá hủy niêm mạc dạ dày, gây nên tình trạng viêm và nặng hơn là gây nên các ổ loét. Một số trường hợp còn bị chảy máu dạ dày và trầm trọng hơn là dẫn đến tử vong.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Qúa trình rối loạn tiêu hóa ở người viêm loét dạ dày thường có biểu hiện là đầy bụng, khó tiêu do ăn quá nhanh, ăn quá no, thường xuyên ăn đêm, vừa ăn vừa làm việc khác. Khi dạ dày làm việc quá mức sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch HCl để tiêu hóa, khi tiết ra nhiều quá mức, dạ dày sẽ bị ăn mòn và lâu dần sẽ dẫn tới bị viêm loét, gây nên các bệnh khác.
Do sử dụng thuốc kháng viêm
Aspirin, ibuprofen và naproxen là những loại thuốc giảm đau thông thường. Chúng mang đến nhiều lợi ích bởi chúng có khả năng gây ức chế các tác nhân viêm nhưng lại ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp prostaglandin. Đây là chất quan trọng để sửa chữa, bảo vệ và duy trì chất niêm mạc dạ dày. Sử dụng nhóm thuốc này sẽ làm tác động đến việc phá hủy các yếu tố dẫn đến viêm loét dạ dày.
Trào ngược dịch mật
Khi van ngăn giữa hai bộ phận dạ dày và ruột non không đóng kín do trào ngược dịch mật. Dịch mật sẽ tràn ngược lên dạ dày, kết hợp acid dạ dày gây ăn mòn niêm mạc, tạo thành các vết ố gây viêm loét dạ dày.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, đau bụng, giảm cân, rối loạn tiêu hóa là những dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, mỗi dấu hiếu lại có những biểu hiện riêng nên người bệnh cần phải theo dõi cẩn thận.
Những người nào hay mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?
- Người thường xuyên sử dụng thuốc lá và rượu bia
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau
- Người có thói quen sinh hoạt không điều độ
- Nhóm đối tượng khác: những người cao tuổi, người bị dư canxi trong máu, người trước kia từng bị viêm loét…
Phòng tránh và điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Khi điều trị viêm loét dạ dày, trong Đông y có câu “ nếu không có chất chua trong dịch vị thì không có viêm loét dạ dày”. Do đó, rất nhiều người đã thực hiện các cuộc phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị hoặc cắt bán phần dạ dày để giảm tiết chất chua”. Tuy vậy, hơn nửa số đó vẫn không phòng tránh dứt điểm.
Không có cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dứt điểm, chỉ khi thực hiện các cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày ngay từ đâu mới mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách phòng tránh viêm loét dạ dày.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Có 4 cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày phổ biến nhất:
- Cách 1: Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Các thực phẩm mà cơ thể hấp thụ hàng ngày cùng những thói quen sinh hoạt chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn giảm đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ. Không nên kéo dài những đồ ăn không hợp quá lâu.
- Cách 2: Điều trị viêm loét dạ dày bằng dân gian
Một số vị thuốc như mật ong rừng nguyên chất, tinh bột nghệ, bột nghệ vàng, hạt bưởi, cải bắp xanh,…khá quen thuộc và có thể dùng giảm đau ngay khi bệnh vừa bắt đầu khởi phát. Là nhưng bài thuốc khá an toàn nhưng cần điều trị thời gian dài. Một khi không đỡ đau nên dừng lại và đi khám.
- Cách 3: Điều trị viêm loét dạ dày bằng y học hiện đại
Nội soi là phương pháp được dùng trong nghiên cứu điều trị viêm loét dạ dày. Sau đó, Tây y sử dụng các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày để giúp người bệnh giảm đau đớn. Tuy vậy, sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh rất dễ bị tái phát và có nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn.
- Cách 4: Dùng men vi sinh
Không giống như men tiêu hóa, men vi sinh được ứng dụng đối với những người mắc bệnh về tiêu hóa, có thể dùng dài ngày mà không có hại. Men vi sinh cung cấp các loại vi khuẩn có lợi để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các sản phẩm ngừa đau dạ dày hàng đầu hiện đang rất được ưa chuộng sử dụng.
Ths. Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc, nguyên Trường khoa Khám bệnh, Khoa Nội – Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương: “ Những người trưởng thành, đôi khi là những người trẻ tuổi đôi mươi vẫn rất thờ ơ trong vấn đề bảo vệ sức khỏe.