Hệ tiêu hóa ở người có cấu trúc gồm ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn) cùng các bộ phận phối hợp (răng lưỡi, nước bọt, dịch tụy, dịch mật,…). Khi một trong các bộ phận thuộc cấu trúc này gặp vấn đề dẫn đến tổn thương sẽ hình thành bệnh tiêu hóa. Là một khái niệm chung, bệnh tiêu hóa bao gồm nhiều bệnh nhỏ căn cứ vào từng vị trí mắc bệnh để có tên gọi cụ thể như đau dạ dày, sỏi mật, viêm ruột,… Theo thống kê của ngành Y tế, số người thực nhiễm bệnh về tiêu hóa ở nước ta hiện lên đến gần 10% dân số, với một số căn bệnh phổ biến như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, trĩ,…
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tiêu hóa
Theo PGS Nguyễn Thúy Vinh, nguyên nhân quan trọng khiến các bệnh về tiêu hóa ngày một có xu hướng tăng là ô nhiễm môi trường, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Nhiều người tiêu dùng có thói quen ăn uống tùy tiện, sử dụng các món ăn không khoa học, không đủ chất mà lại chứa hóa chất độc hại gây nhiễm khuẩn cao.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cảnh báo, hiện nay, với tình trạng tràn lan các loại thức ăn nhiễm độc, thức ăn không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thì các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu háo sẽ tăng mạnh. Đây là nguyên nhân mắc bệnh tiêu hóa nằm trong top đầu.
ảnh 1: Bạn nên cẩn trọng với những bệnh lý tiêu hóa
Ngoài ra, các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa cũng khẳng định, những người thường xuyên bị Stress, có thói quen thức khuya, ăn uống thất thường, ăn nhiều chất dầu mỡ, ít hoạt động chân tay, thiếu ngủ cũng dễ gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề dẫn đến ung thư tiêu hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa, trong đó sử dụng thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường và căng thẳng tâm lý, sinh hoạt không khoa học, lành mạnh là nguyên nhân quan trọng nhất cần được khắc phục để tránh bệnh thêm trầm trọng gây suy giảm chức năng hoạt động của cơ thể.
- Trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm đại tràng và trĩ là những bệnh tiêu hóa thường gặp nhất
Những loại bệnh liên quan đến tiêu hóa có thể chia thành nhiều thể bệnh với nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó có một số bệnh có tỷ lệ người mắc lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe, chất lượng cuộc sống như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ,…
Bệnh 1 : Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến, có tỷ lệ ngày càng gia tăng ở châu Á và đặc biệt là Việt Nam. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn, khó chẩn đoán và khắc phục triệt để. Dưới đây là những triệu chứng cần chú ý:
- Ợ hơi: Khi cơ vòng thực quản không đóng kín, hơi bị đẩy ngược lên miệng làm người bệnh ợ hơi liên tục.
- Ợ nóng, ợ chua: Ợ nóng xuất hiện khi người bệnh ợ chua, axit bị trào ngược lên thực quản đôi khi kèm thức ăn gây cảm giác nóng rát. Còn ợ chua là biểu hiện tương tự ợ hơi nhưng kèm axit dạ dày có cảm giác chua ở cuống họng.
- Buồn nôn, nôn nhiều: Khi bệnh nặng, dịch vị trào ngược kèm thức ăn khiến buồn nôn và nôn khi ăn no hoặc khi tưa lưỡi.
- Đau và tức ngực: Có thể phân biệt đau tức ngực do trào ngược dạ dày với bệnh khác như sau:
Biểu hiện |
Do trào ngược dạ dày |
Do nguyên nhân khác |
Tính chất đau | – Đau kèm cảm giác nóng rát
– Đau không lan tỏa |
– Đau đè nén
– Đau có thể lan lên vai, cổ, cánh tay |
Thời điểm đau | – Xuất hiện sau bữa ăn 30-60 phút
– Đau nặng khi nằm hoặc cúi |
– Đau trầm trọng hơn khi vận động hoặc cảm xúc căng thẳng |
Các biểu hiện đi kèm | – Cảm giác chua trong miệng | – Vã mồ hôi, chóng mặt, choáng váng |
- Khó nuốt: Phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản dẫn đến khó nuốt, vướng ở cổ
- Khản giọng và ho: Do dây thanh quản tiếp xúc nhiều với axit dạ dày làm sưng tấy
- Tiết nhiều nước bọt: Phản ứng khi miệng gặp axit chua trào lên sau ợ nhằm trung hòa axit
- Đắng miệng: Dịch vị trào lên kèm dịch mật khiến người bệnh đắng miệng.
Bệnh 2 : Viêm loét dạ dày
ảnh 2: Bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe
Viêm loét dạ dày là bệnh rối loạn tiêu hóa khó lành và thường ăn sâu, lan rộng, kèm nguy cơ tử vong cao nếu người bệnh không được điều trị sớm. Viêm dạ dày có thể xuất hiện do ăn nhiều chất béo, đồ cay nóng, chua, thiếu dinh dưỡng, nghiện bia rượu,… Có nhiều biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày, trong đó có 4 nhóm chính như sau:
- Đau bụng: Trào ngược axit khiến bụng đau đớn và khó chịu trong dạ dày
- Buồn nôn: Sự mất cân bằng trong tiêu hóa dẫn đến buồn nôn
- Đột ngột giảm cân: Bệnh ảnh hưởng đến chế độ ăn dẫn đến giảm cân đột ngột
- Nôn ra máu: Nôn có máu là dấu hiệu bệnh tiến triển nặng
- Ợ hơi: Là tình trạng khí thải được thải ra từ dạ dày qua đường miệng
- Đầy hơi: Cảm giác bụng gặp vấn đề về tiêu hóa.
Bệnh 3 : Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị tổn thương viêm nhiễm do rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc tác nhân khác. Viêm đại tràng mang đặc trưng dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính vì thế cần được hỗ trợ điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa loại này bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng vùng hố chậu 2 bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái. Đau lan dọc theo khung đại tràng, thường đau quặn hoặc đau âm ỉ, có thể mót đi vệ sinh.
- Rối loạn đại tiện: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhầy máu, táo bón sau bãi phân có nhầy, máu, táo lỏng xen kẽ, đau trong hậu môn.
- Biểu hiện trong: Đua trong hố chậu, có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng thấy đau,
Bệnh 4 : Bệnh trĩ
Trĩ có nguy cơ cao xuất hiện khi bị viêm đại tràng mãn tính bởi tình trạng rối loạn đại tiện có nguy cơ tương lực cho cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn cũng như dây chằng tại đây bị suy giảm đồng thời hệ thống tĩnh mạch hậu môn thực tràng bị suy yếu, khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh trĩ. Triệu chứng bệnh như sau:
Trĩ nội: Búi trĩ phồng to ở phía trên đường lược
- Đại tiện ra máu: Để ý thấy máu ở phân hoặc máu dính trên giấy vệ sinh
- Đại tiện khó: Đau rát, sưng tấy, ngứa ngáy hậu môn
- Sa trĩ: Chia nhiều giai đoạn, từ sa trĩ tự co đến sa trĩ không thể co lại được
Trĩ ngoại: Búi trĩ phồng to dưới đường lược
- Chảy máu đại tiện: Máu chảy ra có thể nhìn thấy ở giấy vệ sinh, lượng máu ngày một tăng
- Sưng tấy, ngứa ngáy hậu môn
- Đau rát hậu môn: Cơn đau ngày một tăng dần khi đại tiện
- Sa trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài dễ sờ thấy
Trĩ hỗn hợp: Kết hợp 02 dấu hiệu trên
Trên đây chỉ là 03 trong số các bệnh đường tiêu hóa thường gặp gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, có cuộc sống viên mãn, bạn nên thăm khám định kỳ, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và bảo vệ môi trường sống để không mắc bệnh tiêu hóa
ảnh 3: đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Các vấn đề bệnh lý tiêu hóa liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày vì thế để có thể phòng tránh được những bệnh này, người tiêu dùng cần có sự thay đổi khoa học trong chế độ ăn uống, cụ thể cần đảm bảo được các yếu tố sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý về loại thực phẩm cũng như thời gian các bữa
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng những loại thực phẩm chứa chất bảo quản, chất kích thích
- Xây dựng nếp sống lành mạnh, thời gian biểu hợp lý, tránh những căng thẳng không cần thiết, có chế độ vui chơi, giải trí
- Khi có những bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng, viêm xoàn…. cần được khám và điều trị kịp thời, hiệu quả không để bệnh tiến triển và tác động gây biến chứng sang các bệnh lý về tiêu hóa.
- Tập luyện những bài tập, vận động nhẹ nhàng để giúp quá trình chuyển hóa các loại thức ăn được thực hiện hiệu quả.
Ngoài những cách phòng ngừa bệnh tiêu hóa trên, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh như tảo xoắn Spirulina, Herbalife dạng nước uống thảo mộc cô đặc hay men vi sinh Bifina,…