“Bệnh Tiêu chảy” là thuật ngữ bắt nguồn từ phương ngữ tiếng miền Nam Việt Nam (Diarrhea) chỉ tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Theo ước tính, có khoảng 1.7 đến 5 tỷ ca mắc tiêu chảy mỗi năm phần lớn ở các nước đang phát triển, nơi trẻ em mắc tiêu chảy trung bình 03 lần/một năm. Tiêu chảy gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, đặc biệt là nguyên nhân phổ biến khiến suy dinh dưỡng, thể trạng yếu và trí tuệ suy giảm.
1. Tỷ lệ người mắc tiêu chảy trên toàn thế giới có thể lên đến 5 tỷ, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, vậy bệnh tiêu chảy là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, Bệnh tiêu chảy được xác định khi bệnh nhân có số lần đi phân lỏng nhiều hơn 03 lần mỗi ngày hoặc bệnh nhân ấy đi nhiều phân hơn lúc khỏe mạnh. Bệnh có 02 dạng là “Tiêu chảy cấp tính” và “tiêu chảy mạn tính”, nguyên nhân do nhiễm trùng đường ruột do Virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra. Các trường hợp nhiễm trùng này thường do thức ăn, chế độ dinh dưỡng, nguồn nước đã nhiễm khuẩn từ phân hoặc trực tiếp từ người mắc bệnh.
Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp hiện nay
Các chuyên gia Y tế chia tiêu chảy thành 03 loại là tiêu chảy phân nước ngắn hạn, tiêu chảy phân có máu ngắn hạn và tiêu chảy kéo dài (Khi bệnh từ 02 tuần). Có một số nguyên nhân gây tiêu chảy không phải do nhiễm khuẩn như tăng năng tuyến giáp, không dung nạp Lactose, bệnh viêm đường ruột, sử dụng dược phẩm và hội chứng ruột kích thích.
Bảng thể hiện số bệnh nhân mắc tiêu chảy và tử vong trên toàn quốc giai đoạn 2002 – 2008:
2. Số lần đi ngoài nhiều, sụt cân, suy nhược,… là những triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao thường gặp ở trẻ em, theo Tổ chức Y tế Thế giới hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ bị mắc tiêu chảy và 1,5-2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh tiêu chảy, trong đó 80% trẻ em dưới 2 tuổi. Trung bình trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ mắc 8 đến 9 đợt tiêu chảy mỗi năm.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển (ước tính hàng năm có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy) Có khoảng 80% các trường hợp tử vong do tiêu chảy là ở trẻ em dưới 2 tuổi. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở người lớn và trẻ em cần biết:
– Người lớn
- Đi ngoài nhiều lần: Phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng, số lần cũng tăng lên trong ngày, có thể từ vài lần đến vài chục lần, có thể không sốt, không đau bụng, đi ra máu. Thông thường là khởi đầu với phân lỏng nước rồi chuyển thành phân máu kèm hội chứng lỵ.
- Mất nước: Người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, da kém đàn hồi, mạch nhanh, tụt áp
- Buồn nôn: Nôn có thể đi kèm tiêu chảy nhưng có thể không có. Nôn chủ yếu xuất hiện khi mắc phải tiêu chảy cấp.
Có nhiều dấu hiệu thể hiện bệnh tiêu chảy
– Trẻ em
- Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc xuất hiện khi trẻ mắc bệnh nhiều ngày. Trẻ từ chối những thức ăn hàng ngày vẫn sử dụng, có thể chỉ muốn uống nước.
- Mất nước: Có thể trẻ đi phân lỏng toàn nước, mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại trẻ vẫn được uống nước, tuy nhiên mất nước là dấu hiệu cần kiểm soát để tránh nguy hiểm cho trẻ
- Nôn: Xuất hiện trong trường hợp do Rota hoặc tụ cầu, có thể trẻ nôn liên tục hoặc vài lần một ngày.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở Y tế để có phương án điều trị, có thể sử dụng dược phẩm hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Hiện nay, các cơ sở Y tế đều đáp ứng đầy đủ điều kiện để khắc phục vấn đề bệnh lý tiêu chảy.
3. Tiêu chảy ở trẻ em và người lớn có thể được giải quyết bằng cách điều trị viêm dạ dày ruột ro virus gây ra
Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh tiêu chảy như nhiễm khuẩn, dịch áp suất thẩm thấu cao không hấp thu được, kích thích tiêu hóa, ruột cấu tạo nhu động không bình thường,… trong đó nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Để điều trị bệnh tiêu chảy, cần giải quyết vấn đề nhiễm khuẩn này.
– Điều trị tiêu chảy ở trẻ em
- Do viêm ruột virus
Quá trình điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em do viêm dạ dày ruột gây ra có thể kéo dài từ 5-14 ngày, quan trọng nhất là hạn chế mất nước. Đối với trẻ sơ sinh có thể cho bé uống sữa mẹ bổ sung hoặc dịch bù nước đường uống bởi nước uống bình thường không cung cấp đủ Natri, Kali và các chất dinh dưỡng khác để bù lại lượng đã mất.
Đối với đối tượng trẻ em lớn hơn có thể uống bất cứ thứ gì để cấp nước bao gồm ORS và các sản phẩm cấp nước khác được cung cấp tại hiệu thuốc hoặc cơ sở Y tế.
- Do sử dụng dược phẩm
Cần điều trị nhanh tiêu chảy ở trẻ em
Đối với tiêu chảy nhẹ do sử dụng dược phẩm gây ra, các bậc phụ huynh nên chú ý cho bé uống đủ nước, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án có thể giảm liều, đổi loại thuốc hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng thêm Probiotic,…
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sữa chua chứa khuẩn Probiotic có thể giúp giảm tiêu chảy do kháng sinh gây ra đồng thời bổ sung các khuẩn đường ruột đã bị chết bởi thuốc kháng sinh.
- Do ngộ độc
Điều trị tương tự như do nhiễm trùng, nên bổ sung nước và thăm khám kịp thời.
– Điều trị tiêu chảy ở người lớn
+ Tự điều trị tại nhà
Người trưởng thành có thể tự điều trị vấn đề tiêu chảy tại nhà theo một số lời khuyên sau:
- Bù nước bằng cách uống nhiều nước, dung dịch nước muối đường, các dung dịch tự làm như nước hoa quả, súp gà cũng có thể được dùng để bù nước. Khi nước tiểu có màu vàng nhạt, khá trong là biểu hiện của việc bù đủ nước.
- Chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn nhiều các loại thực phẩm, nên dùng các loại cơm, bún, khoai tây, chuối súp, các loại rau củ nấu chín mềm.
- Nếu không bị sốt hoặc đi ngoài ra máu thì có thể sử dụng các dược phẩm trị bệnh tiêu chảy ở người lớn thông thường.
- Nên thăm khám tại cơ sở Y tế
Nếu xuất hiện các trường hợp sau, bạn nên đến cơ sở Y tế để được hỗ trợ tốt nhất:
- Triệu chứng tiêu chảy nặng lên sau 48 giờ đồng hồ
- Đi ngoài hơn 6 lần/24 giờ
- Đi ngoài nhiều lần, phân màu đen có lẫn máu hoặc mủ
- Sốt cao trên 38 độ
- Đau bụng dữ dội
- Người già yếu trên 70 tuổi
- Cơ thể mất nước trầm trọng.
4. Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
Để không gặp phải bệnh tiêu chảy, người bệnh cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng, ăn chín uống sôi, tuân thủ kiểm định an toàn thực phẩm, đồng thời có thời gian vệ sinh môi trường, đảm bảo không gian sống không nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Cần thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Mỗi hộ gia đình cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, không đổ rác thải, phân xuống ao hồ, không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để chăm bón cây trồng, bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Có chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế tiêu chảy
Cần thực hiện ăn chín uống sôi, không uống nước lã, không ăn các thức bị nhiễm khuẩn, dễ nhiễm khuẩn khi chưa chế biến và nấu chín, không ăn các món như gỏi cá, tiết canh. Cần đảm bảo mua thức ăn ở nguồn an toàn, xuất xứ rõ ràng, không ăn thực phẩm quá hạn, không rõ nguồn gốc, thức ăn ôi thiu, thực phẩm để lâu ngày.
- Sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch
Nguồn nước sinh hoạt của gia đình, cộng đồng cần được bảo đảm sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ ao hồ, sông suối, kênh mương chảy và ngấm vào. Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy cần được sát khuẩn bằng Cloramin B, không nên đổ phân, chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, sông hồi.
- Sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng diệt khuẩn
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện đường ruột, khắc phục các vấn đề bệnh lý tiêu hóa đồng thời phòng bệnh tiêu chảy như các sản phẩm tảo xoắn Spirulina Nhật Bản, men vi sinh Bifina, nước uống lô hội thảo mộc cô đặc Herbalife,… Các sản phẩm này hoạt động trên cơ chế thanh lọc cơ thể, tăng cường lợi khuẩn, loại trừ hại khuẩn và bổ sung dưỡng chất nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Xử trí nhanh khi có người mắc tiêu chảy cấp
Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để nhận tư vấn, điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc tự điều trị theo các bài thuốc đơn giản chữa bệnh tiêu chảy hoặc các cách chữa tiêu chảy theo dân gian để tránh nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh tiêu chảy mà người tiêu dùng nên chú ý tham khảo để đảm bảo phòng ngừa và điều trị bệnh. Tiêu chảy ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và suy giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em vì thế cần đảm bảo các yếu tố chế độ dinh dưỡng, môi trường sống luôn trong sạch.